Trong một chiến lược phân tích kinh doanh, thì SWOT luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là đầu tàu thành công của một công ty, doanh nghiệp. Việc phân tích mô hình hay ma trận SWOT, luôn là yếu tố thiết yếu và đi đầu đối với đội ngũ làm Marketing khi có một chiến lược kinh doanh nào đó.
Tìm hiểu SWOT là gì?
SWOT là từ viết tắt của 4 chữ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) đây có thể nói là một mô hình phân tích kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào luôn cần phải có và không thể thiếu.
Trong một mô hình SWOT, người kinh doanh luôn phải phân tích thật kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một dự án mà công ty, doanh nghiệp của mình vừa đề ra. Cần phải tìm hiểu kỹ, điểm mạnh và điểm yếu của công ty đối với một dự án đó để từ đó phát huy hay cần tránh. Cùng với đó, việc nắm bắt những cơ hội đúng thời cơ, đúng lúc để đón nhận những thách thức.
Ma trận SWOT là gì?
Ma trận SWOT là một công cụ hết sức quan trọng, nó giúp cho những người quản trị hay những người làm công việc kinh doanh đưa ra: Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), và Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WO).
Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT là một quy trình, bao gồm 5 bước hình thành nên một chiến lược sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp:
- Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp,
- Phân tích SWOT,
- Xác định mục tiêu chiến lược,
- Hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược,
- Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược đó.
4 thành tố cơ bản trong mô hình SWOT
1. Strengths
Strengths là điểm mạnhriêng của doanh nghiệp. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo khác biệt so với đối thụ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì?
Nên nhớ, bạn cần thực tế, không tỏ ra khiêm tốn thái quá, sáng suốt và luôn đúng mực khi đánh giá điểm mạnh của bạn, đặc biệt khi so sánh với đối thủ.
2. Weaknesses
Weaknesses là điểm yếu – chính là những việc bạn làm chưa tốt. Hãy dò lại những lĩnh vực như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém.
Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, bạn sẽ trả lời được câu hỏi Đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.
3. Oppotunities
Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:
- Sự phát triển, nở rộ của thị trường
- Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
- Xu hướng công nghệ thay đổi
- Xu hướng toàn cầu
- Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
- Mùa, thời tiết
- Chính sách, luật
4. Threats
Threats – Những nguy cơ đang gây khó khăn cho bạn trên con đường đi đến thành công.
Sau khi tìm ra nguy cơ, điều bạn cần làm là đề ra phương án giải quyết. Và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn.
Hãy nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng của những nguy cơ này.
Trong một quy trình đưa ra chiến lược cho một doanh nghiệp, thì mô hình phân tích SWOT luôn là yếu tố đi đầu và nó gần như là cán cân để quyết định sự thành bại của một chiến lược đó mà người làm quản trị cần phải chú ý.
Xem thêm các bài viết hữu ích khác được cập nhật hàng ngày tại Thaotruong.com nhé!