COO là gì? Phân Biệt COO và CEO Trong Doanh Nghiệp

Hiện nay, các từ viết tắt luôn mang đến cho người đọc rất nhiều hiểu lầm hay gây hoang mang trong việc sử dụng từ hay nghe một ai đó nói về nó. Trong đó, có từ COO mà các bạn làm trong công ty hay giới văn phòng cực kỳ quan tâm đến ý nghĩa của nó. Sau đây, Thaotruong.com sẽ giúp các bạn tìm hiểu và biết rõ ý nghĩa của nó nhé.

COO là gì?

COO là từ viết tắt của Chief Operations Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành. Về mặt ý nghĩa, thì COO và CEO có ý nghĩa ngang bằng nhau nhưng về chức vụ thì COO lại dưới quyền CEO. Ở nước ta, thì CEO thường là những người ở vị trí tổng giám đốc còn COO thường đóng vai trò cấp dưới.

coo la gi

Nếu như CEO, là người vạch ra các phương hướng và lối đi cho công ty, tập đoàn hay doanh nghiệp thì COO sẽ là những người chịu trách nhiệm tiếp xúc và làm việc với các bộ phận cấp dưới về các hoạch định đó. Đối với những công ty lớn, thì mới có chức danh COO vì CEO thường cực kỳ bận rộn với nhiều dự án chính vì thế đòi hỏi phải có những bộ phận khác tải vận cùng mình. Còn những công ty nhỏ, vừa thì hầu như không có chức danh COO này.

Sự khác nhau giữa COO và CEO trong doanh nghiệp

Để so sánh sự khác nhau giữa CEO và COO, chúng ta cần biết CEO là gì? CEO (Chief Executive Officer) là Giám đốc điều hành hoặc Tổng giám đốc điều hành và là chức vụ điều hành cao nhất trong công ty, tập đoàn hay một tổ chức.

  • CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer
  • COO là viết tắt của từChief operations officer

Điểm khác biệt:

  • Vai trò: Nếu như CEO giữ vai trò là người đứng đầu doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước mọi thành công hay thất bại của doanh nghiệp, thì COO giữ vai trò là người hỗ trợ CEO trong việc vận hành các công việc hàng ngày trong doanh nghiệp.
  • Chức năng: CEO có nhiệm vụ điều hành, phát triển doanh nghiệp ở tầm chiến lược, thì COO có chức năng tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. COO sẽ thay mặt CEO làm việc với các bộ phận, phòng ban trong công ty như: kế toán, nhân sự, kinh doanh,… để điều phối và quản lý hiệu quả công việc. Có thể thấy rằng chức năng chính của COO là hỗ trợ CEO trong công tác điều hành nội bộ doanh nghiệp.
  • Quyền hạn: Nếu như CEO là vị trí đứng đầu, có quyền điều hành lớn nhất và có quyền đưa ra các quyết định quan trọng trong doanh nghiệp thì COO là vị trí có quyền điều hành đứng thứ hai sau CEO. Trong khi CEO chỉ chịu sự chi phối của Hội đồng quản trị thì COO làm việc theo sự chỉ đạo của CEO và hỗ trợ CEO điều hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn để trở thành một COO giỏi

  • Bằng cấp và kiến thức chuyên môn: Cần phải có chuyên môn kiến thức cùng kinh nghiệm sống. Hai yếu tố này cần bổ trợ cho nhau để đảm bảo COO có tài năng hơn người khác trong công ty (dưới CEO). Yêu cầu giáo dục tối thiểu đối với một COO là phải có bằng cử nhân kinh doanh hoặc cũng có thể là những môn học có liên quan đến kinh doanh. Nhiều tổ chức hiện nay ưa chuộng & ưu tiên với những người có bằng MBA.
  • Có kinh nghiệm trong nghề: Người có thể trở thành COO cũng là người cần có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực mà công ty hoạt động và phải thường xuyên, ít nhất là có 15 năm kinh nghiệm.
  • Các kỹ năng cần thiết: Đòi hòi kỹ năng lãnh đạo và quản lý bởi COO cũng là người chịu trách nhiệm đối với việc điều hành, quản lý nhân sự hay tiếp cận với các tình huống theo quan điểm sáng tạo.

Vậy, các bạn còn thắc mắc gì về từ COO nữa không? Hãy để lại comment bên dưới, Thaotruong.com sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn nhé!

Bình Luận

Trả lời

Về Thảo Trương

Thảo Trương với tên thật Trương Tấn Thảo, nhà phát triển hệ thống Website game trên PC và những dự án cung cấp đến người dùng những công cụ bổ ích, miễn phí khác mà tiêu biểu đó chính là kí tự đặc biệt!
Xem tất cả các bài viết của Thảo Trương →