Khi tìm kiếm việc làm, nhiều bạn ứng tuyển cũng đã rất quen với thuật ngữ JD. JD, có thể nói là một phần không thể thiếu và rất quan trọng trong việc tuyển dụng nhân sự cho công ty. Vậy JD là gì? Ý nghĩa và vai trò của nó như thế nào, và trên hết nhà tuyển dụng nếu muốn thu hút các cá nhân tiềm năng cho công ty mình thì cần phải biết cách viết JD thế nào cho chuẩn? Sau đây sẽ là chi tiết về thuật ngữ JD mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn, mời cùng tham khảo.
JD là gì?
JD là từ viết tắt của từ Job Description, có nghĩa là bản mô tả công việc. Nó là một bảng liệt kê ra chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, quyền lợi, … mà công ty đưa ra nhằm gửi đến cho ứng viên cần biết trước khi xin vào công ty hay doanh nghiệp của các bạn.
Bên trong JD sẽ khái quát chung tất các thông tin cần thiết, đơn giản và dễ hiểu nhất để các ứng viên có thể hình dung về công việc tương lai của mình và đưa ra phán đoán liệu nó có phù hợp với năng lực hay không.
JD cho từng vị trí công việc chỉ có một, số lượng không nhiều thế nhưng có thể chỉ qua bản JD đó thôi cũng đã phản ánh tương đối rõ về công ty. Giả sử nếu coi đó gần như là bộ mặt, là cái để thể hiện trình độ, uy tín cũng như đánh giá được sự nghiêm túc của công ty thì cũng chẳng sai. Là một doanh nghiệp lớn, khi tuyển dụng mà đưa ra một JD hết sức cẩu thả, sơ sài, thiếu hụt thông tin, … thì cũng rất khó có được thiện cảm và tạo được hứng thú trước ứng viên.
Xem thêm >>> Mentor là gì? Bạn đã hiểu ý nghĩa của nó chưa?
Như thế nào mới là một JD chuẩn?
Một JD đúng chuẩn thì được nhận định dựa vào các đánh giá sau:
– Giúp ứng viên hiểu và biết trách nhiệm của mình sau khi được nhận vào làm tại doanh nghiệp.
– Rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu nhất cho các ứng viên dễ dàng tiếp cận: đọc, hiểu.
– Đúng với chỉ tiêu, mô tả công việc, nhiệm vụ và nghĩa vụ cho ứng viên.
– Khác biệt với các JD của các công ty, đơn vị khác.
Cách viết JD đúng tiêu chuẩn nhất
Tùy từng công việc và ngành nghề để viết ra những bản JD phù hợp. Nhưng nhìn chung sẽ cần có một số thông tin cơ bản và cần thiết. Để có một bản JD đúng, hoàn chỉnh thì các bạn hãy dựa theo chuẩn bên dưới:
– Giới thiệu: phần giới thiệu trước hết là để người đọc biết được khái quát về công ty mình muốn nộp hồ sơ: công ty tên gì, thành lập năm nào, hoạt động trong lĩnh vực gì.
– Vị trí công việc: đây là nội dung mà người ứng tuyển chú trọng nhất. Chính vì thế cần phải mô tả rõ ràng, đúng và đầy đủ về vị trí mà công ty, doanh nghiệp đang cần nhân sự. Các thông tin có thể bao gồm: địa điểm, thời gian, các đầu việc phải hoàn thành.
– Trách nhiệm: đó là trách nhiệm của ứng viên khi vào làm và trách nhiệm hỗ trợ của doanh nghiệp của các bạn đối với ứng viên.
– Quyền lơi, nghĩa vụ: Cần đưa ra quyền lợi như lương, thưởng, bảo hiểm, … và nghĩa vụ của ứng viên. Chế độ đãi ngộ, chế độ nghỉ,… luôn là yếu tố các ứng viên để tâm nhất khi chọn lựa công việc.
– Năng lực: Nói rõ sơ bộ về năng lực. Liệt kê các kỹ năng cần ở ứng viên để đảm bảo thực hiện được công việc.
– Kết JD: Một lời khẳng định dành cho ứng viên.
Vai trò của JD trong tuyển dụng?
Đối với nhà tuyển dụng
JD sẽ là công cụ hiệu quả để giúp nhà tuyển dụng “chiêu mộ” những ứng viên phù hợp và tài năng. Điều này được trình bày qua những yêu cầu, kỹ năng mà ứng viên cần có. Từ đó mà biến thành căn cứ để sàng lọc hồ sơ và gọi phỏng vấn.
Trải qua các giai đoạn đầu tiếp đến trong quá trình thử việc, dựa vào JD ban lãnh đạo công ty có thể đánh giá xem ứng viên đó đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa. Từ đó đưa ra quyết định ký hợp đồng chính thức hay ngừng hợp tác.
Ngoài ra JD còn là cách hữu hiệu giúp mời gọi ứng viên về công ty của bạn. Qua những phúc lợi, lợi ích mà công ty có thể mang lại cho ứng viên.
Đối với ứng viên
Với người ứng tuyển JD lại có một vai trò khác, đó là trách nhiệm và lợi ích khi làm việc.
Khi ứng tuyển, người nộp hồ sơ cần phải đảm bảo có được những yêu cầu tối thiều mà JD đưa ra. Trong quá trình thử việc thì đây cũng là những trách nhiệm mà người đó cần phải thực hiện. Nhân viên thử việc hoàn toàn biết được mình có đáp ứng được những nhiệm vụ trong JD hay không để từ đó giúp bạn điều chỉnh thiếu sót và cố gắng hơn.
Bên cạnh trách nhiệm công việc là thứ bắt buộc phải có, nhưng đi kèm vẫn là quyền lợi mà người nhân viên sẽ được hưởng trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Trong JD có nêu rất rõ và đầy đủ phúc lợi dành cho người lao động mà bạn có thể dùng đó để đòi hỏi quyền lợi cho mình.
Xem thêm >>> CMS là gì? Những hệ thống CMS nổi tiếng hiện nay
Hi vọng, qua bài viết này của Thảo Trương sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về JD và cách viết JD chuẩn. Nhờ đó cả chủ doanh nghiệp và người lao động đều sẽ đạt được mục đích của mình.
Cảm ơn bạn!