ODA là gì? Ưu và nhược điểm của nguồn vốn Oda?
Khi nghe các chương trình thời sự, báo, đài, … thường hay nghe nói về nguồn vốn ODA thì không ít bạn thắc mắc về loại vốn này là như thế nào? Dự án ODA nghĩa là gì? Nếu các bạn đang thắc mắc các vấn đề đó, thì hãy cùng Apkhayp.com tìm hiểu ý nghĩa của từ viết tắt ODA này nhé.
ODA nghĩa là gì?
ODA là từ viết tắt của cụm từ Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ đầu tư chính thức và bản chất của nó là nguồn đầu tư nước ngoài. Vì sao nó được gọi là hỗ trợ? Là bởi vì, những khoản vốn này thường là những hình thức cho vay không lãi xuất hay nếu có thì lãi xuất thấp hơn thời gian cho vay.
Bản thân của nguồn vốn này, thường được dùng vào mục đích là đầu tư và phát triển kinh tế trong nước chính vì thế Nhà Nước là bộ phận đứng ra tiếp quản loại vốn này.
Ưu và nhược điểm của vốn ODA là gì?
Ưu điểm
Qua những phân tích trên, thì các bạn có thể dễ dàng thấy ưu điểm của đồng vốn này là:
– Vay không lãi xuất hay lại xuất thấp thường dưới 2%.
– Thời gian vay kéo dài chính vì thế tạo điều kiện cho việc sử dụng đồng vốn này dài hạn cực kỳ thích hợp.
– Trong một phần của vốn ODA, thì có một phần được gọi là viện trợ không hoàn lại.
Nhược điểm
Bạn thử nghĩ, đâu có ai NGU mà cho bạn vay tiền với mục đích nhân đạo như vậy phải không nào?
– Các nước mạn, giàu cho vay vốn ODA thường họ đi kèm với các quyền lợi và chính sách mở rộng thị trường, kinh tế, chính trị, … trong nước của các bạn trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ như: Tháo bỏ hàng rào thuế vốn có, ưu ái hơn các nhà đầu tư từ những quốc gia cho vay, …
– Khi nước bạn vay vốn ODA, thì buộc nước bạn phải chấp nhận các dịch vụ mậu dịch nhập tối đa các sản phẩm, dịch vụ họ sản xuất.
– Ngoài ra, trong tâm lý tất cả các bạn đều biết nguồn vốn này nó thất thoát như thế nào phải không? Nhận 10 nhưng chi 3 (các bạn hiểu ý mình chứ).
Ai là người hỗ trợ vốn ODA ở nước ta?
Những ông trùm về kinh tế, công nghệ, … thường là những nhà đầu tư rót vốn ODA và phát triển các dự án ODA ở nước ta mà chúng ta có thể kể đến như:
– Nhật Bản: Chiếm 40% nguồn vốn này.
– Hàn quốc: Từ 2011 đến 2015 là 1,2 tỷ USD.
– Liên Minh Châu Âu: 1,01 tỷ USD trong năm 2011.
Vốn ODA có khác với vốn FDI?
Hoàn toàn khác nhau nhé, vì nguồn vốn FDI là nguồn vốn mà các doanh nghiệp hay nhà đầu tư nước ngoài họ đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp hay một công ty nào đó. Còn ODA thì giữa quốc gia này với quốc gia khác.
Hy vọng rằng, với giải thích sơ bộ trên có thể giúp các bạn hiểu về loại vốn ODA này nhé.